20/05/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động khuyến nông trong tỉnh
Hậu Giang: triển khai mô hình nuôi lươn không bùn đạt tiêu chuẩn VietGAP
 68
 07/05/2024
hình ảnh: Tổ triển khai mô hình khảo sát nhu cầu nuôi lươn tại HTX Thuận Thiên

hình ảnh: Tổ triển khai mô hình khảo sát nhu cầu nuôi lươn tại HTX Thuận Thiên

Năm 2024, Trung tâm KN và DVNN Hậu Giang triển khai mô hình nuôi lươn không bùn đạt tiêu chuẩn VietGAP, theo đó tháng 4/2024 vừa qua, Phòng Kỹ thuật – thuộc Trung tâm tiến hành khảo sát nhu cầu của người dân, thực hiện các bước chọn hộ, thẩm định hộ tham gia mô hình.

Mô hình nuôi lươn không bùn là mô hình nuôi thủy sản được phát triển mạnh ở nhiều tỉnh trong cả nước. Đây là mô hình phù hợp cho nông cho nông dân ít đất sản xuất và vốn đầu tư không quá nhiều. Bên cạnh con cá tra, cá thát lát cườm thì lươn là một trong ba đối tượng nuôi thủy sản chủ lực của Hậu Giang. Do Hậu Giang có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với con lươn như: pH nước, nhiệt độ, độ ẩm… Những thuận lợi thì hoạt động nuôi thủy sản ở Hậu giang còn nhiều khó khăn, hình thức nuôi và qui mô nuôi của hộ dân còn mang tính tự phát, manh mún, đầu ra không ổn định, giá cả không ổn định, khiến cho người nuôi rất e ngại đầu tư phát triển rộng lớn.

Tiếp nối những hiệu quả của mô hình nuôi lươn theo tiêu chuẩn GAP năm 2023. Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tiếp tục xây dựng mô hình “Nuôi lươn trong bể theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm”nhằm nâng cao giá trị của con lươn thông qua nuôi theo tiêu chuần VietGAP đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường xuất khẩu từ đó nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi. Để giá trị thủy sản ngày càng nâng cao thì không thể thiếu công nghệ trong sản xuất và chế biến để tạo ra sản phẩm an toàn và truy nguyên được nguồn gốc từ đó giúp người tiêu dùng ngày càng an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông nghiệp.

Tại Hậu Giang, những năm qua cũng đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô sản xuất tiêu theo chuẩn thực hành tốt (GAP) trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Để phát triển mô hình nuôi lươn mang tính bền vững thì phải liên kết đầu vào và đầu ra cho sản phẩm thì việc khảo sát nhu cầu của các làm ăn kinh tế tập thể (HTX, THT, câu lạc bộ nuôi thủy sản…) đây là khâu rất quan trọng. Qua khảo sát sẽ có cơ sở chọn các hộ đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn của kế hoạch và mục tiêu đề ra của mô hình như: chọn các hộ có nền tảng nuôi lươn không bùn, chịu áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi, là thành viên của các tổ chức.

Việc hộ dân tham gia mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi lươn nói riêng thì nuôi theo công nghệ tuần hoàn nước, sử dụng chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh sẽ đảm bảo về chất lượng sản phẩm, môi trường…và đạt chứng nhận VietGAP. Trong thời gian gần đây việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức, giá thức ăn tăng cao, lươn thương phẩm bị nhiễm kháng sinh, kim loại nặng…từ đó sản phẩm làm ra bán giá thấp và tác động xấu đối với môi trường nuôi cũng như môi trường sinh thái ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người nuôi và sự phát triển bền vững mô hình nuôi lươn không bùn của tỉnh Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Phan Khắc Huy
Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc