KHÓM CẦU ĐÚC HẬU GIANG
Cây khóm xuất hiện trên đất Hậu Giang vào những năm 1930 người dân Hỏa Tiến thấy giống tốt bắt đầu nhân giống ra trồng cặp bờ sông Cái Lớn, từ đó cây khóm bén rễ và trụ vững cho đến ngày nay. Cái tên khóm Cầu Đúc được hình thành do lúc đó ở địa phương có cây cầu đúc bằng xi măng bắt ngang sông Cái Lớn tại xã Hỏa Tiến, bà con thường mang khóm ra đó để bán. Thương lái từ khắp nơi đến tập kết tại Cầu Đúc để mua khóm và tên “Khóm Cầu Đúc” được hình thành.
CÂY MÍT HẬU GIANG
Các giống mít ở Việt Nam rất đa dạng với tên gọi khác nhau gắn liền với địa phương. Dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945) cây Mít được chạm hình nổi trên Cao đỉnh, một trong 9 cái đỉnh là báu vật biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ một triều đại mãi vững bền. Cây mít được trồng khá lâu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và phát triển mạnh khoảng năm 2018.
MÃNG CẦU XIÊM HẬU GIANG
Ở Việt Nam mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở Nam Bộ và rải rác ở Nam Trung Bộ. Cây mãng cầu được trồng khá lâu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và phát triển mạnh khoảng năm 2014. Mãng cầu xiêm còn gọi là mãng cầu gai tùy theo điều kiện đất đai từng vùng có thể trồng bằng hạt, chiết hoặc ghép.
LƯƠN ĐỒNG HẬU GIANG
Ở Hậu Giang, phong trào nuôi lươn đồng phát triển mạnh do ảnh hưởng của đợt dịch tả heo Châu Phi xuất hiện vào đầu năm 2019 và để tận dụng diện tích chuồng nuôi phát triển sản xuất, từ đó người dân chuyển đổi mạnh từ mô hình nuôi heo sang nuôi lươn rất lớn, vì diện tích chuồng chuyển sang nuôi lươn phù hợp và áp dụng hình thức nuôi thâm canh lươn đồng trong bể không bùn cho hiệu quả cao, do nuôi lươn không tốn nhiều diện tích, phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
CÁ THÁT LÁT HẬU GIANG
Cá Thát lát là loài cá nước ngọt đặc trưng của vùng ĐBSCL, đặc biệt là khi nuôi tại vùng đất Hậu Giang thì không chỉ sản lượng nuôi đạt cao mà chất lượng thịt cá cũng ngon hơn, đặc trưng hơn các vùng khác. Chính vì điều đó, cá Thát lát đã trở thành một trong những loại đặc sản tạo nên thương hiệu cho tỉnh Hậu Giang. Cá Thát lát là 01 trong 03 loại sản phẩm thủy sản chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Biên bản ghi nhớ hợp tác về liên kết phát triển vùng nguyên liệu cây ăn trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường Châu Âu.
Ngày 03/10/ 2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang và công ty TNHH The Fruit Republic Cần Thơ đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về liên kết phát triển vùng nguyên liệu cây ăn trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường Châu Âu.
Cá Lóc đồng Hậu Giang
I. Giới thiệu chung Cá lóc hay còn gọi là cá quả (cá chuối), cá Tràu là đối tượng nuôi phổ biến ở ĐBSCL. Đặc biệt ở Hậu Giang Cá lóc là một trong những đối tượng cá đồng được chọn nuôi rất phổ biến.
Cá Sặc rằn Hậu Giang
Giới thiệu chung + Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) là loài cá có chất lượng thịt ngon và là một trong những đối tượng nuôi khá quan trọng hiện nay ở vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Cá Thát lát Hậu Giang
I. Giới thiệu chung: Cá thát lát là loài cá nước ngọt đặc trưng của vùng ĐBSCL, đặc biệt là khi nuôi tại vùng đất Hậu Giang thì không chỉ sản lượng nuôi đạt cao mà chất lượng thịt của cá thát lát cũng ngon hơn, đặc trưng hơn các vùng khác. Chính vì điều đó, cá thát lát đã trở thành một trong những loại đặc sản đặc trưng tạo nên thương hiệu của Hậu Giang.
Cá rô đồng Hậu Giang
Giới thiệu chung của sản phẩm: Cá rô đồng được phát hiện đầu tiên tại Hậu Giang vào cuối năm 2009, đây là loài có có trọng lượng và tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giống cá rô đồng cũ. Sau thời gian nuôi 4-5 tháng cá đạt kích cỡ thương phẩm 7-10 con/kg. Cá rô đồng là loài cá có chất lượng thịt ngon, ngọt và là một trong những đối tượng nuôi chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi cá hiện nay trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Huyện Long Mỹ: Tổ chức tập huấn Mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm
Huyện Vị Thủy: Họp đánh giá viên chức Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy năm 2024
Hải Phòng: Hội thảo “Chuyển đối số trong hoạt động Khuyến nông”
Hiệu quả liên kết sản xuất tiêu thụ đậu nành rau, tăng hiệu quả kinh tế
Hậu Giang phê duyệt mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh
Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang tham gia “Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2024 tại tỉnh Hưng Yên (VIETNAM OCOPEX)”
TTKN&DVNN Hậu Giang: Tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu
Hậu Giang: Hội thảo phổ biến và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững