27/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Khoa học kỹ thuật - công nghệ
Kinh nghiệm nuôi cá tai tượng thương phẩm
 6007
 01/11/2021
Ảnh: Cán bộ Kỹ thuật trạm Khuyến nông huyện Châu Thành A hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nuôi cá tai tượng

Ảnh: Cán bộ Kỹ thuật trạm Khuyến nông huyện Châu Thành A hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nuôi cá tai tượng

Cá tai tượng là loại cá nước ngọt có thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng, thức ăn dễ tìm chủ yếu là rau xanh, thực vật thủy sinh, phụ phẩm nhà bếp, hoặc thức ăn tinh (bột cá, đầu tôm, ruột ốc,..), cá lớn nhanh khi phối trộn thức ăn tinh và rau xanh.

Sau đây xin chia sẽ Kỹ thuật nuôi cá tai tượng thương phẩm như sau:

1. Chuẩn bị ao nuôi

-  Cá tai tượng có thể nuôi trong ao với dạng nuôi công nghiệp hoặc ao mương vườn, trước khi thả cá khâu chuẩn bị ao nuôi rất quan trọng. Khu vực nuôi cá phải có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm. Cần làm tốt các khâu cải tạo ao như sau:

+ Tát cạn nước ao, vét bùn đáy ao và chừa lại lớp bùn khoảng 20cm, bón vôi với liều 10 – 15kg/100m2, phơi ao khoảng 3 – 5 ngày.

+ Dọn cỏ quanh bờ ao nhằm hạn chế địch hại.

+ Lấy nước vào ao sau đó tiến hành gây màu nước, có nhiều cách để gây màu nước như: 

Cách 1: bón phân Ure liều lượng 1,5 – 2kg/1000m2 hoặc sử dụng phân DAP (18 – 47 - 0) với liều lượng bón 1 - 2 kg/1000m2 phân được hòa tan vào nước và bón liên tục trong 3 – 4 ngày đến khi nước ao có màu xanh đọt chuối thì tiến hành thả cá giống.

Cách 2: Theo công thức 3:1:3 (thành phần gồm 3 kg mật đường + 1 kg cám gạo (hoặc cám ngô) + 3 kg bột đậu nành). Công thức này không cần nấu chín, trộn đều sau đó ủ kín trong 12 giờ. Dùng cám ủ bón để gây màu, liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần thiết (30 – 40 cm), 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu (căn cứ màu nước để bổ sung).  Hiện tại trên thị trường có nhiều chế phẩm sinh học để gây màu nước trong nuôi thủy sản do vậy tùy vào điều kiện mà có thể áp dụng. Nên duy trì mực nước ao từ 1 – 1,2m là tốt nhất.

2. Chọn giống và thả giống

- Chọn con giống: nên lựa chọn những con đồng cở màu sắc tươi sáng không bị xây xát, dị tật dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, kích thước khoảng 5cm trở lên, nếu thả mương vườn cần thả giống lớn > 10cm để giảm hao hụt và tăng tỷ lệ sống. Nên chọn mua con giống ở những cỏ sở có uy tính và chất lượng.

- Mật độ thả giống: khoảng 3 - 5con/m2, nên nuôi ghép với cá sặc rằn để sử dụng thức ăn thừa và mùn bả hữu cơ góp phần làm sạch môi trường nước với mật độ 1con/m2. Trước khi thả giống tắm nước muối 2 – 3% để sát khuẩn và sử dụng nước ao để pha nước muối tắm cá để tránh tình trạng cá bị sốc môi trường.

3. Thức ăn

Cá tai tượng ăn tạp thiên về thực vật. Tuy nhiên lúc nhỏ cá cần nhiều thức ăn tinh và thức ăn nguồn gốc động vật. Khi trưởng thành cá dần chuyển sang ăn mạnh thức ăn thực vật. Vì vậy, cần cho ăn phù hợp nhu cầu của cá.

Cá giống mua về cần bổ sung thức ăn viên trong 1 tháng đầu và kèm theo rau xanh bâm nhỏ (rau muống, rau lan, lá môn, bạc hà, cải,…) tốt nhất là thả bèo cám, có thể cho cá ăn thức ăn phối trộn như tấm, cám, ốc, cá tạp nấu chính vò thành viên cho cá ăn cùng rau xanh. Thông thường nuôi cá tai tượng chỉ cho ăn rau xanh tốc độ lớn chậm (2 – 3 năm mới đạt kích cở thương phẩm khoảng 1kg), nên kết hợp thức ăn tự chế cộng với rau xanh để rút ngắn thời gian nuôi (khoảng 1 năm là cá đạt kích cở thương phẩm). Tỷ lệ cho ăn rau xanh khoảng 2 - 3% trọng lượng cá.

Cho cá ăn: Thời gian đầu cá còn nhỏ nên dùng sàn cho cá ăn, ngày 2 lần (sáng 7 giờ, chiều 17 giờ). Khi cá lớn dần sẽ có sự phân đàn do vậy nên rải đều thức ăn để cá nhỏ lớn đều ăn được.

4. Quản lý, chăm sóc

Thời gian nuôi cá kéo dài 2 - 3 năm liên tục sẽ làm môi trường ao xấu đi do thức ăn thừa và chất thải của cá tai tượng rất nhiều, trong khi ao nuôi cá tai tượng đa phần là ao nhỏ, dễ ô nhiễm. Trong suốt quá trình nuôi, luôn giữ cho nước ao có màu xanh lá chuối non hoặc xanh vỏ đậu vì khi nước đục kết hợp với giai đoạn chuyển mùa (nắng - mưa) cá rất dễ bị bệnh. Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như: thả cá mật độ vừa phải; không để thức ăn thừa; tăng cường thay nước; định kỳ sử dụng Zeolite hoặc chế phẩm sinh học để hấp thu khí độc. Định kỳ 10 - 15 ngày/lần phòng bệnh cho cá bằng cách dùng 10kg lá giác/100m2 ao (phòng bệnh ký sinh trùng); dùng cỏ mực bỏ xuống ao cho cá ăn trực tiếp hoặc cắt nhỏ trộn với thức ăn trị bệnh đường ruột. vào mùa mưa cần đào rãnh xung quanh bờ ao và rải 10kg vôi/100m2, đồng thời hòa vôi loãng (2kg/100m3 nước) tạt xuống ao để phòng bệnh cho cá. Ngoài ra, nếu nuôi suốt (không phải nuôi chuyền) có thể tìm cách vét bùn đáy ao vào giữa vụ nuôi (nên chia ao để vét từng phần, kéo cá sang một phía để vét phía bên kia, và vét nhẹ tay để hạn chế ảnh hưởng đến cá). Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để xử lý kịp thời, kiểm tra bọng bờ, chống trộm cá

5. Thu hoạch cá

Chặn từng khúc mương hoặc từng phần ao, kéo lưới nhẹ nhàng, bắt cá bằng vợt, cho cá vào thùng chứa nước hay cho vào vèo chứa. Tuyệt đối không để cá bị khô, nếu có đều kiện nên chạy oxy để tránh cá bị ngợp.

Trần Việt Quốc
Khuyến nông thị trấn Một Ngàn huyện Châu Thành A

Ý kiến bạn đọc