29/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động ngành nông nghiệp
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành thăm đồng đầu xuân
 304
 16/02/2024
Ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành thăm đồng đầu xuân tại huyện Vị Thủy. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành thăm đồng đầu xuân tại huyện Vị Thủy. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 15/2, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cùng các ban ngành trong tỉnh thực hiện nghi thức thăm đồng đầu năm mới nhằm động viên nông dân hoàn thành thắng lợi vụ lúa đông xuân.

Dẫn đầu chuyến thăm đồng lần này là Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang ông Nghiêm Xuân Thành và ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đến xã Vị Bình, huyện Vị Thuỷ- nơi đang thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông thích ứng với biến đổi khí hậu” do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang triển khai trong vụ lúa đông xuân 2023-2024.

Chuyến đi thăm đồng đầu năm nhằm để lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình dịch hại, sản xuất, liên kết tiêu thụ trong vụ đông xuân 2023-2024 và chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 tại HTX Kiến Trung nhằm động viên nông dân hoàn thành thắng lợi vụ lúa quan trọng nhất trong năm.

Ông Phan Văn Bình, Trưởng trạm Trồng trọt và BVTV huyện huyện Vị Thủy phấn khởi cho biết: Vụ lúa đông xuân 2023-2024 toàn huyện xuống giống trên 17.000 ha, tập trung các giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như: Đài Thơm 8, OM18, ST24, ST25 và RVT… hiện các trà lúa trên đồng đang trổ chín, xanh tốt, ít sâu bệnh, chi phí sản xuất có phần giảm hơn so với các vụ đông xuân trước đó từ 15-20%.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cùng các ban ngành trong tỉnh thực hiện nghi thức thăm đồng đầu năm mới nhằm động viên nông dân hoàn thành thắng lợi vụ lúa đông xuân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cùng các ban ngành trong tỉnh thực hiện nghi thức thăm đồng đầu năm mới nhằm động viên nông dân hoàn thành thắng lợi vụ lúa đông xuân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự kiến từ 10-20 ngày tới nông dân trong huyện sẽ bước vào vụ rộ thu hoạch lúa đông xuân, ước năng suất từ 1-1,2 tấn trở lên, từ bằng đến cao hơn so với đông xuân năm rồi. Hiện nay thương lái vào tận ruộng nông dân thu mua với giá từ 8.500 -12.000 đồng/kg (tùy từng giống lúa), với giá này nông dân trừ hết chi phí lãi từ 6,5-8 triệu đồng/công (công 1.300m2).

Theo ông Bình, trong vụ lúa đông xuân năm nay huyện thực hiện 6 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 2.400ha được liên kết với doanh nghiệp đứng ra bao tiêu đạt 100%, bên cạnh đó huyện còn tham gia thực hiện 2.000ha canh tác lúa theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại ĐBSCL. Đa phần các diện tích canh tác lúa trong đề án đều áp dụng giảm giống gieo sạ bằng máy bay không người lái, chỉ còn 60-80kg/ha, đồng thời áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác lúa như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và SRP... nhằm giúp nông dân giảm chi phí tối đa mà lúa vẫn đạt năng suất tốt mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con.

Dự kiến từ 10-20 ngày tới nông dân tỉnh Hậu Giang sẽ bước vào vụ rộ thu hoạch lúa đông xuân, ước năng suất từ 1-1,2 tấn trở lên, từ bằng đến cao hơn so với đông xuân năm rồi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự kiến từ 10-20 ngày tới nông dân tỉnh Hậu Giang sẽ bước vào vụ rộ thu hoạch lúa đông xuân, ước năng suất từ 1-1,2 tấn trở lên, từ bằng đến cao hơn so với đông xuân năm rồi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Thanh Bình, thành viên HTX Kiến Trung ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy cho biết: Vụ lúa đông xuân năm nay gia đình canh tác 2ha giống Đài Thơm 8, trong đó có 5 công thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông thích ứng với biến đổi khí hậu” do công ty cổ phần phân bón Bình Điền kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang và 5 công còn lại thực hiện mô hình ruộng đối chứng.

“Hiện ruộng lúa của gia đình anh Bình còn khoảng 2 tuần nữa sẽ cho thu hoạch, ước năng suất trên 1 tấn/công (công tầm lớn 1.300m2), thương lái đang bỏ cọc với giá 9.000 đồng/kg, với giá này sau khi trừ chi phí gia đình sẽ cho lợi nhuận trên 8 triệu đồng/công” ông Bình kỳ vọng.

Chuyến đi thăm đồng đầu năm nhằm để lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình dịch hại, sản xuất, liên kết tiêu thụ trong vụ đông xuân 2023-2024 và chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 tại HTX Kiến Trung nhằm động viên nông dân hoàn thành thắng lợi vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chuyến đi thăm đồng đầu năm nhằm để lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình dịch hại, sản xuất, liên kết tiêu thụ trong vụ đông xuân 2023-2024 và chúc Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 tại HTX Kiến Trung nhằm động viên nông dân hoàn thành thắng lợi vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang về mô hình canh tác lúa thông minh được triển khai tại hộ ông Nguyễn Thanh Bình, thành viên của HTX Kiến Trung trong vụ lúa đông xuân 2023-2024. Mặc dù số bông/m2 của mô hình có thấp hơn so với đối chứng (538 chồi so với 501 chồi). Lý do số chồi của đối chứng cao là do sạ dày. Tuy nhiên, số hạt chắc trên bông của mô hình lại cao hơn so với đối chứng là 9,5 hạt và chính điều này làm làm cho năng suất của mô hình cao. Kết quả trên phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nếu số bông/m2 ở mật độ ít vừa phải sẽ cho tỷ lệ hạt chắc cao.

Mô hình 'Canh tác lúa thông thích ứng với biến đổi khí hậu' do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang triển khai tại huyện Vị Thủy trong vụ lúa đông xuân 2023-2024. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình “Canh tác lúa thông thích ứng với biến đổi khí hậu” do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang triển khai tại huyện Vị Thủy trong vụ lúa đông xuân 2023-2024. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt, khi mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thì có chi phí thấp 18,7 triệu đồng/ha so với đối chứng là 20,7 triệu đồng/ha (chênh lệch hơn 2 triệu đồng/ha). Trong đó mô hình ứng dụng máy sạ cụm đã giảm được lượng giống gần nửa so với đối chứng. Bên cạnh đó, do áp dụng công nghệ sinh thái vào đồng ruộng, dẫn dụ được thiên địch nên mô hình không áp dụng thuốc trừ sâu và chỉ phun 4 lần/vụ thuốc trừ nấm bệnh nên chi phí của mô hình sử dụng thuốc BVTV khoảng 3 triệu đồng/ha so với đối chứng là 4,3 đồng/ha. Bởi điều đó, đã góp phần giảm chi phí của mô hình xuống thấp. Do chi phí thấp, kết hợp năng suất cao nên lợi nhuận của mô hình là 63,7 triệu đồng/ha cao hơn so với đối ruộng đối chứng là 60,8 triệu đồng/ha (chênh lệch gần 3 triệu đồng/ha).

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành tặng quà và chúc Tết đến HTX Kiến Trung ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành tặng quà và chúc Tết đến HTX Kiến Trung ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ thực tế thăm đồng đầu xuân và lắng nghe các ý kiến và tâm sự ruộng đồng của bà con nông dân Hậu Giang, ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang đánh giá cao mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang triển khai đang mang lại hiệu quả cao trong vụ lúa đông xuân. Đặc biệt trong mô hình canh tác này đã ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa và các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng, nhất là khâu giảm giống gieo sạ, giảm lượng phân bón và thuốc BVTV hóa học từ đó giúp nông dân giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành cũng kỳ vọng mô hình canh tác lúa thông minh cần được nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới để người dân và nhiều HTX trong tỉnh áp dụng làm theo. Có thể nói xem đây là mô hình hay, đi đúng hướng theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại ĐBSCL do Bộ NN-PTNT đang triển khai.

Ngô Văn Thống - TTKN&DVNN
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Ý kiến bạn đọc