Ngoài nguồn thu nhập chính là trồng trọt, nhiều nông dân còn chăn nuôi chồn hương để tạo thêm nguồn thu nhập chính cho gia đình. Trong đó việc chăn nuôi chồn hương đang ngày càng phổ biến được người dân lựa chọn, bởi vì nó tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi mà còn mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, trên địa bàn thành phố nói chung và địa bàn phường 7 nói riêng cũng có nhiều hộ nông dân thành công với mô hình nuôi chồn hương, nhưng điển hình nhất là mô hình nuôi chồn hương của anh Võ Văn Di, hiện cư ngụ khu vực 2, phường 7, TP. Vị Thanh.
Lúc đầu anh sử dụng 210 triệu đồng với số tiền tích góp của gia đình anh mua 14 cặp chồn hương về nuôi làm giống. Anh chia sẽ thêm sau gần một năm chúng sinh sản được 35 con chồn con và anh để lại làm giống và nhân rộng đàn. Anh Di cho biết thêm “Chồn rất dễ nuôi và chăm sóc cũng nhẹ nhàng”. Ngoài thức ăn ưa thích côn trùng và cá các loại trái cây như chuối, rau củ quả. Với lợi thế đó anh đã phát triển thêm nuôi chồn bố mẹ, ngoài việc cung cấp chồn ra thị trường thì anh có nhu cầu cung cấp con giống trong và ngoài tỉnh. Trước khi phát triển chăn nuôi chồn, anh đi học hỏi kinh nghiệm những người nuôi chồn trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu tài liệu, sách báo và hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương.
Anh Di cho biết thêm chồn hương ưa sạch sẽ, không thích chỗ ẩm ướt. Trong quá trình nuôi chồn hương phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để chồn không bị bệnh.
Định kỳ mỗi tháng xổ giun cho chồn hương một lần để chồn háu ăn, mau lớn, vào mùa nắng nóng phải thường xuyên tưới nước làm mát chuồng nuôi. Với lại chồn hương rất thích ăn vào ban đêm. Chồn hương với bản tính hoang dã rất dữ, nếu nuôi chung phải thiết kế chuồng nuôi kiên cố và chia thành từng ô, có chiều dài 80cm, cao 1m, rộng 1m. Nền được đổ bằng bê tông, có độ dốc khoảng 5 – 6 độ, giúp được thoát nước dễ dàng. Xung quanh bao lưới chắc chắn để chồn hương không thoát ra ngoài, đặc biệt trong chuồng có cây gác giúp chồn hương vận động. Điều này tạo môi trường tự nhiên, giúp chồn hương phát triển khỏe, đẻ nhiều và chăm sóc con tốt hơn. Theo anh Di chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát và nhận được nhiều ánh nắng vào buổi sáng. Bên cạnh đó nhằm hấp thu tốt canxi, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của của chồn hương. Mặt khác ánh mặt trời giúp tiêu diệt lượng vi khuẩn trong chuồng, hạn chế một số loại bệnh tật trên vật nuôi này. Đây là loài động vật ăn tạp, có thể ăn hầu hết các loại thức ăn. Có một vấn đề quan trọng cần chú ý khi nuôi chồn hương là cho chồn hương ăn men tiêu hóa để cho hệ thống tiêu hóa luôn ổn định không bị bệnh, lớn nhanh.
Chính vì thế trong quá trình nuôi chồn hương cần theo dõi trạng thái lên giống để tiến hành phối giống đạt hiệu quả cao. Anh Di nói thêm các các khoản chi phí như thức ăn, công chăm sóc mỗi con chồn hương hết khoảng 150.000 đồng/tháng, chưa tính con giống.
Sau 5 tháng nuôi, chồn hương nặng 3,5 – 4kg/con và xuất bán được 1,5 – 1,8 triệu đồng/kg. Thời gian qua, mỗi năm anh Di xuất bán khoảng 10 cặp chồn hương giống với giá 6 triệu đồng/cặp, đồng thời anh còn xuất bán khoảng 70 con chồn hương thịt, lợi nhuận 180 triệu đồng.
Để đạt hiệu quả kinh tế trong nuôi chồn hương, ngoài việc thực hiện chặt chẽ các quy trình chăn nuôi chồn hương, vệ sinh chuồng trại đúng quy trình, quy trình chủng ngừa vaccin, quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên cạnh đó anh chọn con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, nhờ đó mà số lượng con giống ngày càng lớn nhanh, khỏe mạnh; đạt hiệu quả kinh tế cao và anh có hướng mở rộng thêm quy mô để có thu nhập ổn định.