05/11/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân! Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông.
 
Hoạt động khuyến nông trong nước
Hậu Giang: Giao cá giống cho các hộ tham gia mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi cá mùa nước lũ thuộc dự án Khuyến nông Quốc gia.
 29
 31/10/2024
Hình ảnh: Các hộ tham gia dự án kiểm tra kích cỡ và chất lượng cá

Hình ảnh: Các hộ tham gia dự án kiểm tra kích cỡ và chất lượng cá

Ngày 17-19/9/2024, Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy giao giống cá lóc đầu nhím, cá thát lát cườm cho 5 hộ tham gia dự án lúa cá.

Dự án “Xây dựng mô hình canh tác lúa - cá”, triển khai trong 02 năm 2024-2025 tại 2 tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp. Ngày 30/8/2024 Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổ chức lớp “tập huấn trong mô hình” với nội dung tập huấn kỹ thuật theo qui trình sản xuất lúa chất lượng cao và sản xuất lúa kết hợp nuôi cá mùa lũ. Dự án triển khai tại 4 xã Vĩnh Trung, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Thắng thuộc huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang với diện tích thực hiện là 7,5 ha.

Các vật tư thực hiện trong mô hình được nhà nước hỗ trợ 50% và các hộ tham gia mô hình đối ứng 50% bao gồm giống cá lóc đầu nhím và cá thát lát cườm. Mỗi ha hộ tham gia dự án nhận 3.300 con giống cá lóc đầu nhím và 990 con thát lát cườm. Việc nuôi cá kết hợp sản xuất lúa mùa lũ để tận dụng diện tích mặt nước trên đồng ruộng cũng như tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên: ốc con, côn trùng, phụ phẩm trên đồng ruộng… để nuôi cá nhằm giảm chi phí thức ăn, chi phí quản lý dịch bệnh năng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao giá trị sản phẩm của cá lóc, cá thát lát nói riêng và sản phẩm thuỷ sản nói chung. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cá trên ruộng lúa cá sẽ ăn các côn trùng trên đồng ruộng bao gồm các đối tượng gây hại và tạo ra nguồn hữu cơ tư nhiên từ phân cá thải ra.

Việc chọn nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá lóc đầu nhím, cá thát lát cườm với mật độ, kích cỡ thích hợp và bà con thường xuyên hướng dẫn sử dụng các chế phẩm vi sinh và hoá chất thân thiện với môi trường (vôi bột, chế phẩm vi sinh xử lý nước và vật chất hữu cơ…) trong nuôi thuỷ sản từ đó tạo ra sản phẩm sạch và an toàn sinh học đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần thực hiện định hướng xây dựng một nền nông nghiệp sạch hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.

Hình ảnh: Công tác kiểm tra cá của các hộ tham gia dự án

Hình ảnh: Cá được thả trong ao hay vèo để ương dưỡng từ 30-45 ngày trước khi thả ra ruộng

 

Phan Khắc Huy
Trung tâm Khuyến nông và DVNN Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc