03/01/2025
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân! Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông.
 
Hoạt động khuyến nông trong tỉnh
Phụng Hiệp: Cấp vật tư mô hình trồng Chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm
 24
 31/10/2024
Ảnh: Quang cảnh buổi cấp vật tư

Ảnh: Quang cảnh buổi cấp vật tư

Ngày 22 và 23 tháng 10 năm 2024, tại xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Trạm Khuyến nông huyện Phụng Hiệp phối hợp cùng Phòng Kỹ thuật – Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổ chức cấp vật tư mô hình trồng Chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm.

Đến với buổi cấp phát vật tư có bà Nguyễn Kim Trang – đại diện phòng Kỹ thuật thuộc Trung tâm Khuyến nông và DVNN tỉnh Hậu Giang, đại diện Trạm Khuyến nông huyện và các hộ tham gia mô hình.

Mô hình được triển khai với mục tiêu:

+ Nâng cao giá trị và thu nhập cho người trồng Chanh không hạt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

+ Tăng lợi nhuận so với cách trồng truyền thống ít nhất 10%.

+ Liên kết với các công ty, doanh nghiệp bao tiêu ít nhất 50% sản phẩm của người dân tham gia mô hình.

+ Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2025.

+ Từng bước nhân rộng các mô hình với qui mô rộng hơn tạo ra hàng hoá lớn để cho các đơn vị bao tiêu sản phẩm được thuận lợi, mở rộng thị trường tiêu thụ theo hướng xuất khẩu. Dự kiến nhân rộng ít nhất có 10 hộ sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm.

Thông tin mô hình: Huyện Phụng Hiệp được phân bổ: 20 ha, với tổng kinh phí thực hiện: 528.100.000 đồng (Trong đó: Kinh phí Nhà nước hỗ trợ 50%: 300.000.000 đồng và kinh phí đối ứng của nông dân 50%: 228.100.000 đồng)

Xã Thạnh Hòa thực hiện 6 ha với 09 hộ tham gia với số lượng vật tư hỗ trợ: Phân hữu cơ vi sinh 06 tấn, Phân lân nung chảy 8,4 tấn, Vôi bột 6 tấn và sẽ được hỗ trợ chứng nhận VietGAP.

Ông Nguyễn Văn Út đại diện các hộ tham gia chia sẻ: Những lợi ích của nông dân khi tham gia mô hình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP và được hỗ trợ 50% kinh phí.

+ Giảm chi phí sản xuất: Nông dân được hỗ trợ 50% chi phí cho các vật tư như phân bón và vôi bột, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính.

+ Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP giúp đảm bảo chất lượng chanh, từ đó nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm.

+ Tiếp cận kỹ thuật tiên tiến: Nông dân sẽ được hướng dẫn và đào tạo về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chanh, từ đó nâng cao trình độ sản xuất.

+ Tham gia vào chuỗi liên kết tiêu thụ: Tham gia mô hình giúp nông dân có cơ hội kết nối với thị trường, tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn, đảm bảo đầu ra ổn định.

+ Tăng thu nhập: Với sản phẩm chất lượng cao và giá trị gia tăng, nông dân có khả năng tăng thu nhập từ việc trồng chanh.

+ Bảo vệ môi trường: Sử dụng phân hữu cơ và các phương pháp canh tác bền vững giúp bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái.

+ Nhận chứng nhận VietGAP: Nông dân sẽ được cấp giấy chứng nhận VietGAP, tạo uy tín và gia tăng giá trị sản phẩm khi bán ra thị trường.

+ Tham gia mô hình không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp nông dân nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo sự phát triển bền vững cho cộng đồng nông thôn.

Mô hình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tạo ra một chuỗi liên kết bền vững, tăng giá trị kinh tế cho bà con nông dân.

Bùi Văn Học
Khuyến nông huyện Phụng Hiệp

Ý kiến bạn đọc

Video Khuyến nông