Năm 2024, Trạm Khuyến nông huyện Phụng Hiệp được phân bổ mô hình tuần hoàn Lúa - Cá – Vịt, với quy mô: 3 ha. Trạm đã triển khai đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thẩm định và chọn được 03 hộ tại các xã Phương Bình, Hòa An và Tân Long.
Từ ngày 19 đến ngày 27 tháng 9 năm 2024, đơn vị trúng thầu đã giao vật tư, con giống đến các hộ tham gia cụ thể như sau: 1. Vịt: 1.500 con; 2. Cá trê vàng: 60.000 con;
Ảnh: Dân nhận cá trê giống
3. Thức ăn cho vịt: đã giao 1.500 kg/6.750kg.
Ảnh: Giao thức ăn vịt
4. Về Lúa giống: 240 kg, sẽ giao vào thời điểm trước gieo sạ vụ lúa Đông Xuân năm 2024 – 2025.
Mục đích của mô hình tuần hoàn này là: Sau khi thu hoạch lúa vụ Hè Thu sẽ quản lý, tận dụng để lấy lúa chéc; Cung cấp nguồn thức ăn cho vịt và tạo môi trường sống cho cá. Vịt: Tiêu thụ lúa rơi vã trên đồng ruộng do thất thoát trong quá trình thu hoạch và thức ăn, đồng thời phân vịt thải ra làm thức ăn cho cá và một phần làm phân bón cho lúa vụ sau. Cá: Giúp kiểm soát côn trùng và tạo dinh dưỡng cho lúa.
Lợi ích của mô hình tuần hoàn Lúa - Cá - Vịt so với trồng lúa vụ Thu Đông mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
- Giảm chi phí: Vịt và cá tự tiêu thụ sâu bệnh, giảm sử dụng thuốc trừ sâu.
- Tăng thu nhập: Đa dạng hóa sản phẩm từ lúa, cá và vịt, tạo ra nhiều nguồn thu nhập.
- Cải thiện dinh dưỡng: Lúa cung cấp thức ăn cho vịt, trong khi phân vịt bón cho lúa, tạo vòng tuần hoàn dinh dưỡng.
- Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm do sử dụng hóa chất, tăng cường sinh thái tự nhiên.
Mô hình tuần hoàn Lúa - Cá - Vịt là một bước tiến quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Mô hình này không chỉ nâng cao thu nhập mà còn tạo ra sự hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Nó giúp cải thiện sinh kế cho nông dân, giảm chi phí sản xuất thông qua việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, mô hình này có khả năng tạo ra nguồn thực phẩm sạch và an toàn, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế địa phương. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa sản xuất mà còn bền vững hơn cho cộng đồng nông nghiệp.