08/09/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân! Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông.
 
Hoạt động ngành nông nghiệp
Thành phố Vị Thanh: Tổ chức 05 cuộc tập huấn triển khai những tiến bộ khoa học mới, áp dụng vào sản xuất nhằm hạn chế bệnh héo khô đầu lá trên cây khóm.
 100
 19/07/2024
Ảnh: Nông dân tham dự tập huấn tại xã Tân Tiến

Ảnh: Nông dân tham dự tập huấn tại xã Tân Tiến

Từ ngày 12-17/7/2024, Trạm Khuyến nông thành phố Vị Thanh phối hợp với UBND các phường, xã tổ chức thành công 05 lớp tập huấn “Triển khai những tiến bộ khoa học mới, áp dụng vào sản xuất nhằm hạn chế bệnh héo khô đầu lá trên cây khóm”. Các lớp tập huấn được tổ chức tại xã Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến và Phường VII.

Hoạt động các lớp tập huấn nhằm thực hiện kế hoạch số 07/KH-PKT ngày 19 tháng 02 năm 2024 của Phòng Kinh tế về triển khai tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây ăn trái và các loại cây trồng vật nuôi trên địa bàn thành phố Vị Thanh năm 2024.

Tham dự các lớp tập huấn có ông Đỗ Thành Phúc - phó trưởng Trạm Khuyến nông thành phố Vị Thanh, cùng với đại diện lãnh đạo UNBD các xã, phường, viên chức phụ trách địa bàn và 125 học viên tham dự.

Tại các lớp tập huấn, nông dân được ông Đỗ Thành Phúc - phó trưởng Trạm Khuyến nông và bà Nguyễn Thị Kiều Hạnh – viên chức Trạm Khuyến nông báo cáo sơ lược về tình hình và thực trạng sản xuất khóm trên địa bàn thành phố Vị Thanh. Đặc biệt là bệnh héo khô đầu lá trên cây khóm triệu chứng, tác nhân và các giải pháp phòng trị.

Bệnh héo khô đầu lá với các triệu chứng như vết bệnh thường xuất hiện ở đầu các lá già, với những vệt màu đồng, toàn lá chuyển màu đỏ nhạt sau đó sang đỏ đậm, bìa lá uốn cong về phía trên đầu là khô dần và toàn lá bị héo khô. Bệnh còn gây hại ở bộ rễ, ban đầu các rễ non bị thối sau đó toàn bộ hệ thống rễ bị hỏng làm ngừng quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước của cây. Tác nhân do virus gây nên và lan chuyền qua chồi giống hoặc thông qua rệp sáp chích hút nhựa cây. Khi cây đã nhiễm bệnh thì không có thuốc trị.

Bên cạnh đó giảng viên cũng đã trao đổi, hướng dẫn bà con nông dân một số biện pháp phòng trị bệnh héo khô đầu lá như:

+ Thiết kế liếp không cho kiến mang rệp sáp từ liếp này sang liếp khác. Kiến không gây hại trực tiếp trên khóm, nhưng mang rệp sáp phát tán khắp nơi làm bệnh lây lan.

+ Làm đất kỹ, chuẩn bị đất 2 tháng trước khi trồng. Đất được xới sâu 30cm, trước khi trồng cần phun thuốc sát trùng trừ kiến, rệp sáp.

+ Chồi giống phải được lấy ở vườn không bị bệnh, xử lý chồi giống bằng thuốc trị rệp sáp trước khi trồng.

+ Khi rệp sáp đạt tới mật độ 7 – 10 con/cây cần phải tiến hành biện pháp diệt trừ bằng phun thuốc trị rệp sáp.

+ Vệ sinh vườn và nhổ bỏ những cây bị nhiễm bệnh.

+ Sau mỗi chu kỳ cây khóm, cần luân canh với các cây trồng khác từ 1 - 2 năm trước khi trồng khóm trở lại.

Qua buổi tập huấn bà con nông dân nhiệt tình trao đổi và thảo luận các vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất, tình hình bệnh héo khô đầu lá trên cây khóm. Bên canh đó giảng viên đã giải đáp được những thắc mắc, hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trị trong quá trình canh tác, giúp cho nông dân nâng cao thu nhập.

Thông qua lớp tập huấn đã giúp cho bà con nông dân có cơ hội học hỏi, trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình canh tác khóm, trong thời gian tới với hy vọng bà con nông dân mạnh dạn áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh vào sản xuất nhằm hạn chế bệnh héo khô đầu lá, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho nông hộ.

Một số ảnh tập huấn

Ảnh Nông dân tham dự tập huấn tại xã Vị Tân

Ảnh: Nông dân tham dự tập huấn tại xã Hỏa Tiến

Ảnh: Nông dân tham dự tập huấn tại phường VII

Ảnh: Nông dân tham dự tập huấn tại xã Hỏa Lựu

Nguyễn Thị Kiều Hạnh
Trạm Khuyến nông TP Vị Thanh

Ý kiến bạn đọc

Video Khuyến nông