29/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Tình hình dịch hại và khuyến cáo mới
Bệnh dịch tả Heo Châu Phi
 4501
 30/05/2019

1. Đặc điểm bệnh dịch tả Heo Châu Phi

- Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta, bệnh do vi rút gây ra.

- Bệnh chỉ xảy ra trên heo (ở mọi lứa tuổi).

- Khi nhiễm bệnh, tỉ lệ chết lên đến 100%.

Vi rút gây bệnh Dịch tả heo châu Phi không gây bệnh cho người.  

2. Mầm bệnh có thể tồn tại lâu dài ngoài môi trường

- Trong thịt chưa nấu chín: 105 ngày, thịt hun khói: 30 ngày.

- Trong thịt trữ đông: 1.000 ngày.

- Da, mỡ làm khô: 300 ngày.

Tuy nhiên, mầm bệnh chết khi xử lý ở nhiệt độ 70°c trong thời gian 30 phút và các loại hóa chất tiêu độc, khử trùng (sử dụng đúng liều lượng).

3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh

- Heo sốt cao, bỏ ăn, đi đứng bất thường, có khi chảy máu ở hậu môn; vùng da trắng chuyên sang màu đỏ, đặc biệt là vành tai, đuôi, cẳng chân; da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím.

- Khó chẩn đoán, do có biểu hiện giống với bệnh dịch tả heo cổ điển, tai xanh, tụ huyết trùng,., do đó khi thấy heo có biểu hiện bất thường cần khai báo đê cơ quan thú y lấy mẫu xét nghiệm.

4. Đường truyền lây bệnh

Bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp qua hoạt động của con người, động vật và các vật trung gian mang mầm bệnh (phương tiện vận chuyên, dụng cụ, quần áo, thức ăn thừa,...).

5. Phòng trị bệnh

- Không có thuốc điều trị;

- Chưa có vắc xin để phòng bệnh.

6. Các giải pháp phòng bệnh ở địa phương khi chưa có dịch

Người chăn nuôi cần phải:

-   Tiêm phòng cho heo đầy đủ các bệnh: Dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lở mồm long móng, tai xanh,....

-    Thực hành các biện pháp chăn nuôi tốt như:

+ Không cho tham quan trại.

+ Hạn chế việc thương lái vào khu vực chăn nuôi. Trường hợp phải đi vào chuồng nuôi, phải thay trang phục, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người, dụng cụ và phương tiện.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho đàn heo.

+ Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại ít nhất 1 lần trong tuần.

+ Khi nhập gia súc về nuôi và khi xuất bán heo phải khai báo kiểm dịch với Trạm chăn nuôi và Thú y địa phương.

- Thực hiện 5 không: Không giấu dịch; không mua bán vận chuyển heo bệnh, chết; không giết mổ heo bệnh, chết; không vứt heo chết ra môi trường và không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý cho heo ăn.

7. Nêu đàn heo đã bị nhiễm bệnh thì cần phải thực hiện như sau:

- Khi phát hiện đàn heo có biểu hiện bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, cần báo cho chính quyền địa phương, Thú y xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất hoặc báo dịch qua đường dây nóng của chi cục chăn nuôi và Thú y (ĐT: 0293.3580.274) để được hướng dẫn và xử lý kịp thời.

- Không điều trị những heo nghi mắc bệnh Dịch tả heo châu Phi.

- Xử lý heo bệnh, chết và các biện pháp chống dịch đúng theo hướng dẫn của cơ quan Thú y và chính quyền địa phương.

Số điện thoại cần liên hệ:

1. Văn phòng Chi cục:

0293.3876.211

2. Thành phố Vị Thanh:

0293.3582.181

3. Thị xã Ngã Bảy:

0293.3867.165

4. Thị xã Long Mỹ:

0293.3871.317

5. Huyện Long Mỹ:

0293.3874.989

6. Huyện Vị Thủy:

0293.3571.164

7. Huyện Châu Thành:

0293.3948.569

8. Huyện Châu Thành A:

0293.3946.645

9. Huyện Phụng Hiệp:

0293.3996.016

10. Trạm Kiểm dịch động vật:

0293.3951.771

(Đính kèm file dịch tả Hep Châu Phi - Tờ 1)

(Đính kèm file dịch tả Hep Châu Phi - Tờ 2)

 

Võ Xuân Tân - TTKN
Nguồn theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc