29/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Tình hình dịch hại và khuyến cáo mới
Châu Thành: Kinh nghiệm hạn chế bệnh thối trái trên trái mít
 7012
 17/05/2019
Ảnh: Trái mít Thái đã bị bệnh thối trái trên vườn anh Trương Thanh Trung ấp Đông Bình, thị trấn Ngã Sáu

Ảnh: Trái mít Thái đã bị bệnh thối trái trên vườn anh Trương Thanh Trung ấp Đông Bình, thị trấn Ngã Sáu

Mít là loại cây ăn trái ít kén đất, dễ trồng. Vì thế, diện tích trồng mít ngày càng mở rộng với nhiều giống mít ngon, mau cho trái như giống mít siêu sớm. Tuy nhiên, với sự phát triển diện tích rầm rộ cũng như bất kể sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp, từ đó hậu quả sẽ tạo nhiều áp lực dịch hại bộc phát gây thất thoát năng suất, chất lượng đối với vườn cây của bà con nông dân.

Từ 3 năm gần đây, diện tích mít Thái ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tăng vọt với con số từ trên 100 ha năm 2015 đến tháng 4 năm 2019 diện tích trồng mít Thái của huyện Châu Thành là 2.394 ha , diện tích đang cho trái là 1.184ha trong đó diện tích trồng mới từ đầu năm đến nay là 1.210 ha.

Sở dĩ diện tích mít Thái tăng nhanh là do loại cây này dễ trồng, mau cho trái, năng suất cao, ít sâu bệnh và thị trường tiêu thụ mạnh, với giá bán cao như hiện nay, trừ hết chi phí và công chăm sóc nhà vườn thu nhập khoảng 500 - 700 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với cây trồng khác.

Theo ông Trần Hồng Đức Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Châu Thành cho biết: trước kia sâu bệnh trên mít không đáng kể, song hiện nay trong điều kiện thâm canh, sâu bệnh gây hại ngày càng phát triển nhiều có thể gây thành dịch, đối tượng dịch hại phổ biến làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất và chất lượng trái như bệnh sơ đen trái, thối trái và bệnh nứt thân xì mủ, vv… . Đặc biệt, bệnh thối trái được phát hiện đầu tiên ở xã Phú Tân vào tháng 10 năm 2018 đến nay toàn huyện Châu Thành có 44,5 ha diện tích mít bị nhiễm bệnh này, bệnh gây thiệt hại đến năng suất từ 10-25% , bệnh xuất hiện tất cả các giai đoạn phát triển của trái và các mùa trong năm, đã làm giảm năng suất, sản lượng trái từ đó  gây rất nhiều khó khăn cho người nông dân trong canh tác.

Nguyên nhân trong canh tác của người nông dân hiện nay còn theo tính tự phát, thích trồng theo cách của mình hể loại nào bán có giá và đễ bán là trồng mật độ rất cao, trước đây là cây cam sành, hiện nay thì cây mít Thái mà không tuân thủ theo khuyến cáo của các nhà khoa học và ngành nông nghiệp địa phương. Trước tình hình dịch bệnh trên, ngành nông nghiệp cũng đã tập huấn hướng dẫn bà con nông dân cách phòng trị.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, để hạn chế bệnh thối trái trên trái mít thì nhà vườn nên tuân thủ các biện pháp sau đây: Mật độ trồng vừa phải, cắt tỉa cành thông thoáng, rải vôi vệ sinh vườn định kỳ, hạn chế tưới nước ướt trái vào buổi chiều, đồng thời theo dõi phun các loại thuốc đặc trị vi khuẩn kết hợp thuốc trị nấm và tuân thủ theo 4 đúng cũng như thời gian cách ly của thuốc, vv... .

Theo Thạc sĩ Trần Hồng Đức - Phó Phòng Nông nghiệp huyện cho biết, dự kiến trong quí II năm 2019 phòng Nông nghiệp xây dựng kế hoạch sẽ tổ chức 3 cuộc hội thảo về cách phòng trị bệnh trên cây mít Thái. Qua đó, sẽ mời các diễn giả là các thầy, cô của trường Đại học Cần Thơ cùng với Phòng Nông nghiệp tổ chức tọa đàm, chia sẻ cách chăm sóc phòng trị bệnh trên cây ăn trái nói chung, cây mít thái nói riêng, nhằm góp phần giúp người nông dân khắc phục phần nào khó khăn trong sản xuất trong tình hình biến đổi khí hậu, xâm ngập nặn hiện nay.

Nguyễn Thị Ướm
Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành

Ý kiến bạn đọc