19/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Khoa học kỹ thuật - công nghệ
Kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí bằng phương pháp sạ cụm (Phần 2)
 1976
 19/12/2022
Ảnh: Máy sạ cụm

Ảnh: Máy sạ cụm

5. Bón phân

5.1. Lượng bón (theo khuyến cáo của Viện Lúa ĐBSCL):

5.1.1. Vụ Đông Xuân

- Bón phân cho vùng ngọt cơ cấu 3 vụ lúa/năm:

90-100 kg N + 30-40 kg P2O5 + 30 kg K2O.

- Bón phân cho vùng ngọt cơ cấu 2 vụ lúa/năm:

90 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O.

- Bón phân cho vùng nhiễm phèn, cơ cấu 2 vụ lúa/năm:

90-100 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O.

- Bón phân cho cho vùng đất phèn nhiễm mặn:

90-100 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O.

5.1.2. Vụ Hè Thu:

- Bón phân cho vùng ngọt cơ cấu 3 vụ lúa/năm:

90-100 kg N + 40-50 kg P2O5 + 30 kg K2O.

- Bón phân cho vùng ngọt cơ cấu 2 vụ lúa/năm:

80 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O.

- Bón phân cho vùng nhiễm phèn, cơ cấu 2 vụ lúa/năm:

80-90 kg N + 40-50 kg P2O5 + 30 kg K2O.

- Bón phân cho cho vùng đất phèn nhiễm mặn:

80-90 kg N + 50 kg P2O5 + 30 kg K2O.

5.1.3. Vụ Thu Đông:

- Bón phân cho vùng ngọt cơ cấu 3 vụ lúa/năm:

80-90 kg N + 50 kg P2O5 + 40 kg K2O.

Ảnh: Quản lý nước và bón phân lần thứ 1

Sau khi sạ 4-5 ngày (sau khi đã phun thuốc trừ cở 2-3 ngày) mới đưa nước từ từ vào ruộng ở mức từ 2-3 cm cho cây mạ phát triển, hạn chế kịp thời cỏ dại; đồng thời tiến hành bón phân lần thứ 1.

5.2. Phương pháp bón phân

Một số phương pháp bón phân cho cây lúa cần chú ý:

- Nguyên tắc bón đạm: Nặng đầu nhẹ cuối, có gia giảm theo thực trạng cây lúa.

- Nguyên tắc bón lân: Bón sớm, tập trung bón lót, đợt 1, đợt 2.

- Nguyên tắc bón kali: Tập trung cho đợt đón đòng, bổ sung cho đợt 1 (nếu cần).

- Sự khác biệt giữa bón phân vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu: Vụ Hè Thu dễ bị xì
phèn, rất cần bón lót phân lân (super, lân nung chảy) và cần bón sớm đợt 1 (5-7NSS), gia giảm tùy đất tốt xấu.

- Đất ruộng được cày ải phơi đất 30 ngày, ngâm đất 02 tuần (kết hợp bổ sung thêm nấm tricoderma hoặc vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ) hoặc có nguồn phù sa từ mùa nước nổi thì giảm 10% lượng phân bón.

- Nên bón lót phân hữu cơ, lượng bón 300-500 kg/ha, nhưng giảm lượng phân NPK từ 20-30%.

- Vì là lúa sạ cụm, mật độ gieo sạ rất thưa nên khuyến cáo giảm bớt 10-15% khối lượng phân bón theo qui trình.

- Đối với đất xám, đất cát, đất có chân ruộng cao giữ nước kém nên chia lượng phân bón thúc lần 1 và 2 ra làm 03 lần bón đều nhau vào các thời điểm: 5-7 NSS, 14-15 NSS và 21-22 NSS.

Ảnh: Bón phân

(1) 3/4 tổng lượng phân đạm nhu cu cần được bón trong giai đoạn trước 17-18 ngày sau s; đồng thi bón phân đợt 1 sm (5-7 NSS) cùng vi phun phân bón lá để kích thích lúa đẻ chi sm & tp trung; (2) Khuyến cáo bón vùi toàn b lượng phân d kiến bón ln 1 cùng lúc vi s (bng máy s cm “3 trong 1”); (3) Bón phân cân đối, hp lý giúp rung lúa sinh trưởngphát trin tt, nhưng vn không  tăng áp lc sâu bnh cho rung lúa, đồng thi giúp gi được bđòng vn còn xanh ngay khi lúa sp thu hoch, qua đó giúp cho ht lúa chc, sáng, my …

Ghi chú:

Vì ruộng sạ cụm được sạ mật độ rất thưa nên để ruộng lúa có số chồi hữu hiệu dẫn đến số bông/m2 tiếp cận mức cho năng suất tối ưu, khuyến cáo:

(1) 3/4 tổng lượng phân đạm nhu cầu cần được bón trong giai đoạn trước 17-18 ngày sau sạ;

(2) Bón phân đợt 1 sớm (5-7 NSS) cùng với phun phân bón lá;

(3) Nếu được, khuyến cáo bón vùi toàn bộ lượng phân dự kiến bón lần 1 cùng lúc với sạ (và trong trường hợp này có thể giảm 20% lượng phân so với bón vãi lâu nay).

Ảnh: Quản lý nước và bón phân lần thứ 2

Giai đoạn mạ từ 17-18 NSS cho nước vô ruộng (3-5 cm) bón phân đợt 2, sau đó để nước rút tự nhiên khi nào mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15 cm thì cho nước vào.

Ảnh: Quản lý nước và bón phân lần thứ 3

Xiết nước gia v t cui đẻ nhánh hu hiu đến khi lúa làm đòng (30-40 NSS) nhm tiết kim nước tưới, tăng cường lượng ôxy trong đất giúp r lúa ăn sâu, hn chế chi vô hiu, cây lúa cng cáp, khe mnhhơn; sau đó đưa nước vào và bón phân ln th 3.

6. Quản lý nước:

Quản lý nước tốt giúp cây lúa phát triển thuận lợi, khỏe mạnh, ít sâu bệnh, chống đổ ngã, hạn chế cỏ dại.

6.1. Quản lý nước giai đoạn mới sạ

Giữ cho đất ruộng từ se ẩm tới khô mặt 4-5 NSS để cho tất cả các hạt giống nảy mầm đều, sau đó mới đưa nước từ từ vào ruộng ở mức từ 2-3 cm cho cây mạ phát triển tốt.

6.2. Quản lý nước giai đoạn sinh trưởng đến trổ và chin

Ứng dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẻ để tiết kiệm nước tưới mà không ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa. Cách thức thực hiện như sau:

6.2.1. Giai đoạn trước trổ:

- Sau khi sạ 5 ngày cho nước vào ruộng (2-3 cm) để ém cỏ và bón phân đợt 1, sau đó để tự nhiên cho nước rút.

- Giai đoạn mạ từ 17-18 NSS cho nước vô ruộng (3-5 cm) bón phân đợt 2, để nước rút tự nhiên khi nào mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15 cm thì cho nước vào.

- Xiết nước giữa vụ: Từ cuối đẻ nhánh hữu hiệu đến khi lúa làm đòng (30-
40 NSS) nhằm tiết kiệm nước tưới, tăng cường lượng ôxy trong đất giúp rễ lúa ăn sâu, hạn chế chồi vô hiệu, cây lúa cứng cáp, khỏe mạnhhơn.

- Giai đoạn đòng từ 37-45 NSS tùy giống nhưng phải giữ nước cho lúa phân hóa đòng, đây cũng là lần bón phân rước đòng không thể thiếu nước.

6.2.2. Giai đoạn trổ:

- Luôn giữ mực nước trong ruộng (tối đa 5 cm) liên tục trong vòng 1 tuần.

6.2.3. Giai đoạn sau khi trổ:

- Chỉ cho nước vào ruộng đủ ẩm, khi mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15 cm.

6.2.4. Chuẩn bị thu hoạch:

- Cho nước khô mặt ruộng 7 ngày trước khi thu hoạch (ruộng trũng tháo nước trước thu hoạch 15-20 ngày; ruộng gò tháo nước trước thu hoạch 5-7 ngày).

7. Quản lý dịch hại:

7.1. Phòng trừ dịch hại chính

- Phòng trừ sâu hại chính:

Giai đoạn 35-40-65 NSS sử dụng thuốc có hoạt chất Chlorfluazuron + Emamectin benzoate trị sâu cuốn lá, sâu đục thân và hoạt chất Petromethin, Diflubenzuron để trừ rầy nâu. Khi mật số từ 2-3 con/ tép mới sử dụng thuốc với liều lượng theo hướng dẫn.

- Phòng trừ bệnh hại chính: Giai đoạn 30-40-65 NSS khi xuất hiện bệnh
sử dụng hoạt chất Chitosan, Metalaxyl Propineb để tăng sức đề kháng, phòng trừ
nấm bệnh đạo ôn lá và cổ bông, đốm vằn và phun vi khuẩn và nấm với hoạt chất
Propineb và Zn.

- Phòng trừ ốc hại lúa: Bắt ốc trưởng thành, thu trứng để tiêu hủy. Dùng lá
khoai sọ, đu đủ… bó lại thả xuống mặt nước dọc theo bờ ruộng để dẫn dụ ốc.
Cắm cọc tre, gỗ ở chỗ ngập nước để thu hút ốc đến đẻ trứng. Đặt lưới, phên chắn
ở cửa lấy nước ngăn ốc xâm nhập. Làm rãnh khi tháo nước ốc tập trung xuống
rãnh để thu gom. Thả vịt, cá để vịt ăn ốc non và trứng ốc. Sử dụng các loại thuốc
có hoạt chất Niclosamide.

- Phòng trừ chuột hại lúa: Cần tổ chức xuống giống, phát quang bụi rậm,
đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi bằng đất đèn, đốt rơm trộn ớt khô…
Dùng thuốc diệt chuột sinh học hoặc hóa học kết hợp bả mồi.

- Quản lý lúa cỏ: Diệt lúa cỏ trước khi xuống giống; làm đất kỹ và san
ruộng bằng phẳng; cắt bỏ lúa cỏ trước khi rụng hạt; sử dụng giống lúa xác nhận;
sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm: Pretilachlor, Butachlor. Hậu nảy mầm:
Bispyribac sodium, Pyrazosulfuron Ethyl.

7.2. Lưu ý trong phòng trừ dịch hại

- Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, không phun thuốc định kỳ, ưu tiên sử dụng
thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc hóa học nhóm có độc tính thấp, an toàn cho
thiên địch và môi trường.

- Luân phiên sử dụng các nhóm hoạt chất khác nhau để hạn chế tình trạng
kháng thuốc.

- Phun khi dịch hại đạt đến ngưỡng kinh tế, phun thuốc trừ bệnh khi tỷ lệ
bệnh khoảng 5-10% và phun thuốc trừ rầy khi mật số rầy nâu trung bình 1.000-
1.500 con/m2.

- Khi xử lý thuốc hóa học ở giai đoạn chín nếu sản xuất lúa hàng hóa nên
lưu ý thời gian cách ly đúng khuyến cáo của từng hoạt chất.

- Giai đoạn đầu, khi áp lực dịch hại còn thấp sử dụng chế phẩm chứa vi
sinh vật đối kháng phòng trị một số sâu bệnh như: Nấm xanh để trừ rầy nâu, xạ
khuẩn, vi khuẩn trừ bệnh.

- Áp dụng ruộng lúa bờ hoa để thu hút thiên địch: Trồng hoa 2 bên bờ
ruộng, đối với bờ rộng từ 1m trở lên thì có hiệu quả.

8. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch:

- Thu hoạch khi lúa chín 85%, giữ được chất lượng gạo, nếu để lúa quá chin sẽ dễ bị rụng, hao hụt nhiều khi thu hoạch, tăng tỉ lệ gẫy gạo khi xay chà.

- Làm khô hạt sớm ngay sau khi thu hoạch (24-48 giờ) sẽ được phẩm chất gạo tốt. Nên dùng lò sấy điều chỉnh nhiệt độ sấy thích hợp sẽ tăng tỉ lệ gạo nguyên trong xay chà.

Ảnh: Thu hoạch

Thu hoch khi lúa chín 85%, gi được cht lượng go, nếu để lúa quá chin s d b rng, hao ht nhiu khi thu hoch, tăng t l gy go khi xay chà.

Tóm lại:

́u tố quyết định và cần tác động để đảm bảo năng suất cao của lúa sạ cụm là số bông/m2. Do vậy, cần lưu ý các khâu ký thuật cơ bản sau đây để tăng tỉ lệ nảy mầm, tăng tỉ lệ sống ruộng mạ, giúp cây mạ khỏe, đẻ nhánh sớm, tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông/m2 :

(1) Làm đất thật tốt (mặt bằng, rảnh thoát nước);

(2) Xử lý ốc bưu vàng và phòng trừ cỏ thật tốt;

(3) 3/4 tổng lượng phân đạm nhu cầu cần được bón trong giai đoạn trước 17-18 ngày sau sạ;

(4) Bón phân đợt 1 sớm (5-7 NSS) cùng với phun phân bón lá;

(5) Khuyến cáo bón vùi toàn bộ lượng phân dự kiến bón lần 1 cùng lúc với sạ (bằng máy sạ cụm “3 trong 1” của công ty SGKH).

Nếu thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật trên thì kết quả mang lại từ mô hình ruộng lúa sạ cụm sẽ đáp ứng mong đợi: Giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.

Thực tế thực hiện mô hình ruộng lúa sạ cụm qua 07 vụ sản xuất từ vụ HT2019 đến nay tại hầu khắp các địa phương ĐBSCL đã cho kết quả đáng ghi nhận:

- Giảm lượng hạt giống sử dụng (60 – 70%);

- Giảm lượng phân bón vô cơ sử dụng (15 – 20%);

- Giảm số lần phun thuốc BVTV (30 – 40%);

- Năng suất thu hoạch cao hơn 0,5 – 0,8 tấn/ha (8 - 10%);

- Nâng cao chất lượng lúa gạo do hạt lúa mẫy hơn, sáng hơn, sạch hơn …

- Đạt HQKT cao hơn từ 2,5 – 3,5 triệu đồng/ha (10 – 15%);

- Hạn chế được tình trạng lúa đỗ ngã khi gặp gió, mưa lớn …

Từ kết quả thực tế trên, mô hình sạ cụm đã được Cục Trồng trọt đưa vào Quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL tại Quyết định số 73/QĐ-TT-VPPN ngày 25/4/2022.

Hy vọng trong thời gian tới bà con nông dân trong vùng sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình và xem đây là mô hình tiêu biểu trong canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả./.

Ngô Văn Thống - TTKN&DVNN
Nguồn Thạc sĩ Ngô Văn Đây - Nguyên phó trưởng bộ phận thường trực TTKN Quốc Gia tại Nam bộ

Ý kiến bạn đọc