19/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Mô hình khuyến nông hiệu quả
TP Vị Thanh: Khởi nghiệp từ mô hình nuôi dê sinh sản giúp nông dân thoát nghèo
 635
 12/01/2022
Ảnh chuồng dê của anh Nhuần

Ảnh chuồng dê của anh Nhuần

Nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi và nâng cao thu nhập cho gia đình, anh Phạm Thanh Nhuần, ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh đã quyết định thử sức với con dê và anh đã thành công với mô hình nuôi dê sinh sản.

Khởi nghiệp vào năm 2017, trước đây do không có việc làm ổn định nên cuộc sống của gia đình anh Nhuần khá khó khăn, đất ruộng thì ít nên anh quyết định đầu tư nuôi dê, do nguồn vốn ban đầu khá ít anh chỉ mua được 2 con cái và 1 con đực. Với khát vọng của mình, anh Nhuần đã học hỏi kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc, các bệnh thường gặp ở loài này trên các trang mạng xã hội và các hộ lân cận. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc tốt sau 8-9 tháng Dê sẽ bắt đầu sinh sản. Trong khoảng thời gian từ 18 – 25 ngày sau khi dê cái phối giống, nếu dê cái không động dục trở lại, thì có khả năng là đã đậu thai. Thời gian mang thai của dê dao động trong khoảng từ 145 – 157 ngày, trung bình mỗi năm đẻ từ 1,5 – 1,7lứa/con/năm, mỗi lứa từ 1 - 3 con.

Với diện tích khoảng 40m2/chuồng, anh ngăn làm 6 ô, vật dụng chủ yếu là gỗ tạp, mái lợp tol hoặ lá. Đặc biệt là chuồng dê phải cao ráo, cách 0.8 - 1,0 mét so với mặt đất và làm theo kiểu chuồng sàn. Các thanh gỗ lát sàn có khe hở để đảm bảo phân và nước thải rơi xuống. Vì dê không ưa độ ẩm nên chuồng nuôi dê phải đảm bảo thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa.

phát triển tốt và có đầu ra ổn định. Nhưng với sự quyết tâm của anh, kết quả qua nhiều năm tích cực học hỏi, chăm sóc, đàn dê của gia đình có lúc lên đến 50 con anh Nhuần bộc bạch. Hiện tại anh sở hữu 12 con cái đang sinh sản giống Saanen và 1 con dê đực giống Boer.

Ngoài thời gian làm ruộng và chăm sóc vườn anh tận dụng thời gian rảnh để cắt cỏ cho đàn dê, anh nói nuôi dê khá nhàn nên người nuôi vẫn có thời gian làm việc khác, hai cha con anh bỏ ra 1 giờ để cắt cỏ thì đàn dê ăn được 2 ngày.

Theo anh Nhuần, đối với dê sinh sản cần bám sát chu kỳ lên giống và lập sổ ghi chép quá trình phối giống cũng như ngày sinh của dê mẹ, lợi thế lớn nhất khi nuôi dê là tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong vườn nhà như: lá mít, cỏ, lá so đũa, các loại rau, lá cây và phụ phẩm như chuối cây, cám bắp, thân và lá bắp … Vì dê là loài ăn tạp nên không tốn nhiều chi phí, lưu ý phải định kỳ tẩy giun sán và tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm cho đàn dê. Để hạn chế bệnh cho đàn dê ngoài việc phải cho ăn sạch, khô nước, tránh chăn thả vào lúc trời mưa, cần bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp để dê tăng sức đề kháng và mau lớn.

Anh phấn khởi nói hiện nay, thị trường tiêu thụ dê thịt khá rộng, có nhiều thương lái đến tận chuồng để mua. Trọng lượng xuất chuồng từ 35 - 40kg/con, với giá từ 120.000 - 140.000 đồng/kg. Năm nay anh xuất chuồng được 28 con dê thịt sau 9 tháng nuôi và 6 con dê giống. Sau khi trừ chi phí anh còn lời hơn 110 triệu đồng và tận dụng được nguồn phân để bón cho 1.000m2 cây chanh đang phát triển. Anh nói từ khi có đàn dê gia đình có cuộc sống ổn định hơn trước rất nhiều.

Có thể nhận thấy, mô hình nuôi dê sinh sản bước đầu mang lại hiệu quả tích cực không chỉ tạo được việc làm tại chỗ, tận dụng tốt nguồn cỏ dại ở địa phương và góp phần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Đây sẽ là cơ sở để địa phương tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình.

Nguyễn Thị Thanh Hiểu
KN xã Hỏa Lựu, Tp. Vị Thanh

Ý kiến bạn đọc