28/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Mô hình khuyến nông hiệu quả
Châu Thành A: Hiệu quả việc ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây có múi
 234
 19/10/2021
Ảnh: Ông Nguyễn Văn Hừng bên vườn cam sành đã khắc phục bệnh vàng lá thối rễ

Ảnh: Ông Nguyễn Văn Hừng bên vườn cam sành đã khắc phục bệnh vàng lá thối rễ

Đầu năm 2021, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Sở KH&CN tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND xã Thạnh Xuân chọn hộ thực hiện thử nghiệm mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học “Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi”, hộ được chọn là hộ ông Nguyễn Văn Hừng ấp So Đũa Lớn A với diện tích 7000m2 trồng cam sành đã được 6 năm tuổi, trong đó trình diễn mô hình 2.500m2 với 4.000 cây.

Khi tham gia mô hình hộ sẽ được hỗ trợ các sản phẩm sinh học để tưới định kỳ 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Sau 30 ngày sử dụng chế phẩm, những cây cam bị bệnh bắt đầu phục hồi, gốc cây trắng ra, lá xanh hơn, ra đọt mập hơn. Đến nay, đã qua hơn 7 tháng sử dụng chế phẩm sinh học, ông Hừng cho biết vườn cam rất xanh tốt, về tỷ lệ đậu trái như nhau, nhưng khi sử dụng chế phẩm thì trái lớn hơn, đẹp hơn so với không sử dụng chế phẩm. Bởi vậy, vụ cam sành năm nay thu hoạch được hơn 29 tấn, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt gần 300 triệu đồng.

Ảnh: Vườn cam sành của ông Hừng

Được biết, toàn xã Thạnh Xuân có 669 ha trồng cây có múi, trong đó có 20 ha bị bệnh vàng lá thối rễ cấp 1 - 3, chiếm tỷ lệ từ 5 - 10%. Mặc dù mới thử nghiệm nhưng qua đánh giá của ngành chuyên môn tuy nhiên đã giúp hộ tham gia sử dụng chế phẩm sinh học giảm chi phí thuốc BVTV đáng kể và bước đầu mang lại hiệu quả khả quan. Các hộ trồng cây có múi lân cận trên địa bàn đã đến tham quan học hỏi và có ý định sử dụng các chế phẩm sinh học để khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên vườn nhà.

Bệnh vàng lá thối rễ là một trong những bệnh hại phổ biến chiếm đến 50 – 60% trên cây có múi, khi bệnh gây hại sẽ rất khó trị và tốn kém. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học sẽ giảm chi phí đáng kể, tăng hiệu quả đảm bảo an toàn cho người canh tác. Đây là mô hình sẽ được nhân rộng trong thời gian tới. Nhưng việc phòng bệnh vẫn rất quan trọng, người dân cần quản lý chăm sóc vườn cây phù hợp, không lạm dụng thuốc BVTV, sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây trồng.

Mai Thanh Vũ
Khuyến nông xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A

Ý kiến bạn đọc