20/04/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động khuyến nông trong nước
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: Cơ giới hóa trong sản xuất lúa
 1228
 22/10/2019
Ảnh: Quang cảnh diễn đàn

Ảnh: Quang cảnh diễn đàn

Ngày 18/10/2019 Trung tâm Khuyến nông Quốc phối hợp với Cục trồng trọt và Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang tổ chức diễn đàn "Cơ giới hóa trong sản xuất lúa" tại TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Tham dự diễn đàn và chủ trì hội nghị có ông Lê Thanh Tùng - phó cục trưởng Cục Trồng trọt, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang. Riêng tại Hậu Giang, có ông Ngô Minh Long - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT; Ông Bành Đức Tín - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông; cán bộ kỹ thuật và 10 nông dân tỉnh Hậu Giang tham dự diễn đàn.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trong sản xuất lúa nhưng mức độ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất vẫn chưa đồng bộ. Theo ghi nhận của Cục trồng trọt đến thời điểm hiện tại toàn vùng có trên 15.000 máy gặt đập liên hợp, hệ thống sấy cũng đã được áp dụng trên 80% sản lượng lúa thu hoạch và đó đã đáp ứng phần nào vấn đề cơ gới hóa trong khâu thu hoạch, phơi sấy. Tuy nhiên, việc ứng dụng máy cấy để giảm lượng giống gieo sạ chưa được người nông dân ưu tiên lựa chọn do còn gặp một số khó khăn như: Giá thành cấy cao, máy cấy chưa đáp ứng đủ nhu cầu cấy của người nông dân nếu mùa vụ vào vụ tập trung, diện tích lớn, khâu làm mạ còn nhiều bất cập,...

Tham dự diễn đàn các đại biểu được nghe báo cáo về những thực trạng và giải pháp để ứng dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều máy móc có khả năng ứng dụng cao như: Máy bay phun thuốc, máy gieo sạ khóm cũng được nhiều nông dân ủng hộ. Việc cơ giới hóa đã giúp nông dân giảm công lao động, giảm chi phí, giảm thất thoát sau thu hoạch và đồng thời giúp tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người canh tác lúa.

Tại diễn đàn các đại biểu cũng đưa ra nhiều giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa như: Đối với vấn đề gieo cấy bằng máy cần có các doanh nghiệp chuyên sản xuất và bán mạ để cung cấp cho các chủ máy cấy, các doanh nghiệp lớn, có tiềm năng cần đầu tư làm dịch vụ cấy thuê để chủ để chủ động trong khâu làm mạ, kiểm soát được chất lượng mạ tốt hơn, và chủ động tốt trong khâu gieo cấy. Đồng thời, cần có nhiều chính sách về xây dựng cánh đồng mẫu lớn ứng dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết bao tiêu sản phẩm ổn định đầu ra, cần nhiều đề tài nghiên cứu để cải tiến dụng cụ, trang thiết bị cho gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm đất đai của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Kết luận tại tại diễn đàn, ông Lê Thanh Tùng - phó cục trưởng Cục trồng trọt đánh giá cao những thành tựu cũng như kết quả ứng dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như: cơ giới hóa vẫn chưa đồng bộ ở các khâu, đất đai manh mún nhỏ lẻ, các nghiên cứ, nhà sản xuất cơ khí trong nước chưa có nhiều sáng chế mang tính ứng dụng cao,....Đồng thời, ông cũng hy vọng rằng với những tham luận đa chiều về thực tại cũng như những giải pháp thiết thực được nêu ra tại diễn đàn có thể được ứng dụng hoặc cải tiến nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa, hướng đến việc sản xuất lúa theo hướng nâng cao giá trị và bền vững.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI DIỄN ĐÀN

Ảnh: Phát biểu của đại biểu tại diễn đàn

Ảnh: Nông dân Hậu Giang tham quan mô hình cấy tại Kiên Giang trong khuôn khổ diễn đàn

Triệu Quốc Dương
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc