29/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Hoạt động ngành nông nghiệp
Hậu Giang: Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 với tổng diện tích 3.788,9 ha
 459
 13/03/2023
Ảnh: Mô hình trồng cây lâu năm (mãng cầu xiêm) chuyển đổi trên nền đất lúa hiệu quả.

Ảnh: Mô hình trồng cây lâu năm (mãng cầu xiêm) chuyển đổi trên nền đất lúa hiệu quả.

Ngày 06/3/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang đã ban hành kế hoạch số 28/KH-SNNPTNT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 với tổng diện tích 3.788,9 ha theo chủ trương chung của Ngành nông nghiệp trong giai đoạn sắp tới.

Thực hiện Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Quyết định số 470/QĐ-BNN-TT ngày 07 tháng 02 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2023;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, với một số nội dung sau:

Mục tiêu: 

Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa năm 2023 với tổng diện tích là 3.788,9 ha, cụ thể:

- Diện tích chuyển sang trồng cây hàng năm là 241,4 ha

- Diện tích chuyển sang cây lâu năm là 863,2 ha

- Diện tích trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 1.821,1 ha.

Phân bổ diện tích chuyển đổi theo địa bàn (theo kế hoạch được duyệt):

- Thị xã Long Mỹ: Chuyển đổi 562,5 ha.

- Huyện Long Mỹ: Chuyển đổi 575,0 ha.

- Thành phố Ngã Bảy: Chuyển đổi 178,0 ha.

- Thành phố Vị Thanh: Chuyển đổi 69,1 ha.

- Huyện Phụng Hiệp: Chuyển đổi 1.049,0 ha.

- Huyện Vị Thủy: Chuyển đổi 988,5 ha.

- Huyện Châu Thành A: Chuyển đổi 366,8 ha.

Nhiệm vụ triển khai thực hiện của các đơn vị thuộc Ngành nông nghiệp và PTNT như sau:

* Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chủ trì, theo dõi tiến độ, tham mưu tổng hợp báo kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo.
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, cơ giới hóa, khuyến cáo khung lịch thời vụ và cơ cấu giống, chủng loại cây trồng phù hợp vùng sản xuất, phòng trừ sâu bệnh,… để giảm chi phí đầu tư sản xuất, giảm thất thoát trong và sau thu hoạch, hạ giá thành đồng thời tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây trồng chuyển đổi.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
- Phối hợp với các địa phương xác định các loại cây trồng, loại thủy sản phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương.
- Trước ngày 31 tháng 12, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh và dự thảo báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định.

* Chi cục Chăn nuôi- Thú y và Thủy sản
- Phối hợp Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật theo dõi tiến độ, tham mưu tổng hợp báo kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo về lĩnh vực phụ trách.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động hướng dẫn người dân áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong các mô hình trồng lúa kết hợp thủy sản.
- Phối hợp các địa phương đề xuất những mô hình về trồng lúa kết hợp thủy sản một cách có hiệu quả, phù hợp từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh.

* Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp
- Căn cứ nguồn kinh phí hàng năm thực hiện các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đảm bảo tính hiệu quả và có tính khả thi, nhân rộng cao.
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, cơ giới hóa, khuyến cáo khung lịch thời vụ và cơ cấu giống, chủng loại cây trồng phù hợp vùng sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, các mô hình trồng lúa kết hợp thủy sản… để giảm chi phí đầu tư sản xuất, giảm thất thoát trong và sau thu hoạch, hạ giá thành đồng thời tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây trồng chuyển đổi.
- Xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình; tổ chức cho nông dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm về các mô hình sản xuất có hiệu quả cao.

* Chi cục Thủy lợi
- Tổ chức kiểm tra và sửa chữa, tu bổ các công trình thủy lợi, vận hành hợp lý, hoàn thiện các hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ chuyển đổi phù hợp với cây trồng chuyển đổi tại địa phương.
- Dự phòng xây dựng các phương án, tổ chức thực hiện sử dụng nguồn nước đáp ứng nhu cầu sản xuất, khả năng ứng phó với bão lụt, ngập úng, thiên tai.

* Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện
- Trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của cấp tỉnh, tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong đó cần định hướng rõ các vùng lợi thế, vùng phù hợp đối với các cây trồng chuyển đổi tại địa phương năm 2023 và báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng 12. Các mẫu kế hoạch, báo cáo thực hiện theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ.

- Khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp; không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác, chuyển đổi đất trồng lúa để chuyển sang trồng mới sầu riêng.

- Tổ chức tuyên truyền, công bố kế hoạch hàng năm để người dân biết và thực hiện.

- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn xử lý việc vi phạm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh không đúng qui định.

- Mời gọi doanh nghiệp liên kết xây dựng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây trồng chuyển đổi.

- Báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 theo định kỳ và đột xuất, các ý kiến phối hợp gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, thông qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

 

Bành Đức Tín
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang.

Ý kiến bạn đọc