28/03/2024
Khuyến nông Hậu Giang đồng hành và phát triển cùng bà con nông dân!
 
Khoa học kỹ thuật - công nghệ
Hậu Giang: Xác định nguyên nhân gây bệnh xơ đen trên mít siêu sớm (Artocarpus heterophyllus lamk.)
 5022
 19/04/2021
TS Nguyễn Thị Kiều khảo sát và thu mẫu bệnh mít tại huyện Châu Thành, Hậu Giang

TS Nguyễn Thị Kiều khảo sát và thu mẫu bệnh mít tại huyện Châu Thành, Hậu Giang

Loài vi khuẩn Pantoea Stewartii gây bệnh xơ đen trên mít siêu sớm (Artocarpus heterophyllus Lamk) xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường: qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn và con đường thứ hai là giữa trái đơn có khoảng hở, vi khuẩn theo nước mưa đi vào

Thời gian qua, cây mít siêu sớm đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Giống mít siêu sớm không những vượt trội về năng suất, chất lượng ngon mà còn mang tính thích nghi rộng, có thể sinh trưởng ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt (trừ đất ngập úng, quá phèn hay quá mặn). Với đặc tính dễ trồng, nhẹ chi phí đầu tư nên diện tích mít Thái siêu sớm ngày càng tăng. Tuy nhiên trên cây mít siêu sớm lại có một chứng bệnh gây thiệt hại về năng suất, chất lượng mít khiến nhà vườn đau đầu trong suốt thời gian qua, đó là hiện tượng xơ đen. Từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021, nhóm nghiên cứu thuộc Trung Tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN - (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang) đã điều tra khảo sát, đánh giá tình hình nhiễm bệnh xơ đen, lấy mẫu về phân lập mẫu bệnh để nghiên cứu và đã tìm ra tác nhân gây bệnh xơ đen trên mít siêu sớm (Artocarpus heterophyllus Lamk) tại Hậu Giang.

Hiện tượng xơ đen rất phổ biến trên cây mít siêu sớm. Hiện tượng xơ đen làm cho trái méo mó, làm giảm chất lượng và độ ngọt trái làm thiệt hại nặng nề cho các nhà vườn. Hiện tương xơ đen ở mít thường xuất hiện vào màu mưa, mùa khô tương đối ít. Mít ra hoa vào tháng 5 âm lịch trở đi thì có hiện tượng xơ đen.

Nhóm đã tiến hành thu mẫu trái đã nhiễm bệnh xơ đen về Phòng thí nghiệm (Hình 2), những trái mít bị nhiễm xơ đen đã tiến hành cắt từng mẫu vật (2 - 3 cm) có chứa tác nhân gây bệnh (Hình 3) được rửa sạch bằng nước cất khử trùng có chứa 10% Natri hypoclorit (NaClO) trong 2 phút. Sau đó, mẫu bệnh mít được đặt trên môi trường thạch King’s B, đậy kín và ủ ở tư thế đảo ngược trong 24 đến 48 giờ ở 28ºC. Các khuẩn lạc được nuôi cấy thuần ​​có màu vàng chanh đến vàng nhạt, phẳng đến lồi, trong suốt với toàn bộ các cạnh và phát triển chậm đến trung bình. Để sử dụng sau này, các vi khuẩn tinh khiết được nuôi cấy trong môi trường canh tác dinh dưỡng với 20% (v/v) glycerol và được bảo quản ở -80°C. Mẫu vi khuẩn được xác định theo TCVN 12371-1 và 2-7:2020 Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật: Mẫu vi khuẩn sau khi được nuôi cấy thuần được thực hiện giám định giám định bằng phương pháp hình thái kết hợp với phản ứng sinh hóa. Nhóm nghiên cứu đã xác định vi khuẩn Gram (-) (vi khuẩn Gram (-) có một đám nhầy (dạng sợi) được kéo theo qua cấy (Hình 4).

Hình 2: Thu mẫu trái đã nhiễm bệnh xơ đen

Hình 3: Mẫu mít có chứa tác nhân gây bệnh

Hình 4: Phân lập vi khuẩn

Hình 5: Nhân nuôi vi khuẩn

Hình 6: Thực hiện phản ứng sinh hóa

Hình 7: Xác định vi khuẩn Gram (-)

Tiến hành nhân sinh khối vi khuẩn gửi mẫu vi khuẩn giám định giải trình tự bộ gene bằng giải trình tự thế hệ mới tại Trung tâm Dịch vụ xét nghiệm kỹ thuật cao KTEST để giải trình tự định danh vi khuẩn xác định toàn bộ vùng gene 16S rRNA. Trình tự gene 16S rRNA được xác từ kết quả lắp ráp de novo:

> 16S rRNA SSU rRNA ## 16S rRNA, small subunit ribosomal RNA length=1547

TTTAAATTGAAGAGTTTGATCATGGCTCAGATTGAACGCTGGCGGCAGGCCTAACACATGCAAGTCGGACGGTAGCACAGAGGAGCTTGCTCCTCGGGTGACGAGTGGCGGACGGGTGAGTAATGTCTGGGAAACTGCCCGATGGAGGGGGATAACTACTGGAAACGGTAGCTAATACCGCATAACGTCGCAAGACCAAAGTGGGGGACCTTCGGGCCTCACACCATCGGATGTGCCCAGATGGGATTAGCTTGTAGGCGGGGTAACGGCCCACCTAGGCGACGATCCCTAGCTGGTCTGAGAGGATGACCAGCCACACTGGAACTGAGACACGGTCCAGACTCCTACGGGAGGCAGCAGTGGGGAATATTGCACAATGGGCGCAAGCCTGATGCAGCCATGCCGCGTGTATGAAGAAGGCCTTCGGGTTGTAAAGTACTTTCAGCGGGGAGGAAGGTGCTGAGGTTAATAACCTCAGCAATTGACGTTACCCGCAGAAGAAGCACCGGCTAACTCCGTGCCAGCAGCCGCGGTAATACGGAGGGTGCAAGCGTTAATCGGAATTACTGGGCGTAAAGCGCACGCAGGCGGTCTGTTAAGTCAGATGTGAAATCCCCGGGCTTAACCTGGGAACTGCATTTGAAACTGGCAGGCTTGAGTCTCGTAGAGGGGGGTAGAATTCCAGGTGTAGCGGTGAAATGCGTAGAGATCTGGAGGAATACCGGTGGCGAAGGCGGCCCCCTGGACGAAGACTGACGCTCAGGTGCGAAAGCGTGGGGAGCAAACAGGATTAGATACCCTGGTAGTCCACGCCGTAAACGATGTCGACTTGGAGGTTGTTCCCTTGAGGAGTGGCTTCCGGAGCTAACGCGTTAAGTCGACCGCCTGGGGAGTACGGCCGCAAGGTTAAAACTCAAATGAATTGACGGGGGCCCGCACAAGCGGTGGAGCATGTGGTTTAATTCGATGCAACGCGAAGAACCTTACCTACTCTTGACATCCAGCGAACTTTCCAGAGATGGATTGGTGCCTTCGGGAACGCTGAGACAGGTGCTGCATGGCTGTCGTCAGCTCGTGTTGTGAAATGTTGGGTTAAGTCCCGCAACGAGCGCAACCCTTATCCTTTGTTGCCAGCGATTCGGTCGGGAACTCAAAGGAGACTGCCGGTGATAAACCGGAGGAAGGTGGGGATGACGTCAAGTCATCATGGCCCTTACGAGTAGGGCTACACACGTGCTACAATGGCGCATACAAAGAGAAGCGACCTCGCGAGAGCAAGCGGACCTCATAAAGTGCGTCGTAGTCCGGATCGGAGTCTGCAACTCGACTCCGTGAAGTCGGAATCGCTAGTAATCGTGGATCAGAATGCCACGGTGAATACGTTCCCGGGCCTTGTACACACCGCCCGTCACACCATGGGAGTGGGTTGCAAAAGAAGTAGGTAGCTTAACCTTCGGGAGGGCGCTTACCACTTTGTGATTCATGACTGGGGTGAAGTCGTAACAAGGTAACCGTAGGGGAACCTGCGGTTGGATCACCTCCTTACC

Kết quả BLAST tương đồng với trình tự 16S rRNA của mẫu (Hình 8)

Hình 8: Các kết quả BLAST tương đồng với trình tự 16S rRNA của mẫu phân tích (chú giải màu vàng) với cơ sở dữ liệu 16S ribosomal RNA sequences (Bacteria and Archaea)

(Truy suất ngày: 2021/04/11) biểu diễn dưới dạng sơ đồ hình cây.

Qua kết quả giải trình tự whole genome vi khuẩn với độ phủ thấp (10X) xác định toàn bộ vùng gene 16S (23X) đã kết luận được vi khuẩn gây bệnh xơ đen trên mít siêu sớm (Artocarpus heterophyllus Lamk) tại Hậu Giang là vi khuẩn Pantoea Stewartii gây ra. Và kết quả này trùng khớp với kết quả công bố bệnh xơ đen trên mít tại Malaysia (Dzarifah Zulperi et al, 2018) và Mexico (A. Hernández-Morales et al, 2017) là vi khuẩn Pantoea stewartii gây ra. Bên cạnh đó, Việt Nam có chủng vi khuẩn Pantoea stewartii gây ra bệnh héo vi khuẩn và bệnh bạc lá trên bắp.

Loài vi khuẩn Pantoea Stewartii gây bệnh xơ đen trên mít siêu sớm (Artocarpus heterophyllus Lamk) xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường: qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn và con đường thứ hai là giữa trái đơn có khoảng hở, vi khuẩn theo nước mưa đi vào.

Ngô Văn Thống - TTKN&DVNN
Nguồn: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Hậu Giang

Ý kiến bạn đọc